Giỏ hàng

Hăm Tã, Nguyên Nhân Và Giả Pháp

Làn da của bé rất nhạy cảm và mỏng manh do đó việc dùng tả, bỉm thường xuyên hay không được vệ sinh sạch sẽ dễ khiến bé hăm tã. Hăm tã ở trẻ sơ sinh khiến cho bé yêu của bạn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và thường xuyên quấy khóc. Các mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ bị hăm tã để phòng ngừa và điều trị tốt hơn cho bé.

  1. Hăm tã là gì?

Hăm tã là tình trạng viêm da phát triển trong khu vực lót tã. Thuật ngữ y tế gọi tình trạng này là ” Viêm da do kích ứng với tã”. Hăm tã không chỉ xảy ra với trẻ sơ sinh, hăm tã ở trẻ em là hiện tượng da đang phản ứng khi hệ thống bài tiết qua da bị bít kín, cụ thể là những tình trạng như: mồ hôi nhiều nhưng không được thông thoáng, nước tiểu đọng trong bỉm tã lâu. Tình trạng này xuất hiện khá phổ biến đối với những trẻ từ 3 – 15 tháng tuổi, thường xuyên sử dụng bỉm. Nó gây ra mẩn đỏ nhẹ và lan rộng ở vùng mông, đùi của bé và đôi khi bạn sẽ thấy chúng nổi những đốm tương tự như phát ban (giống những đốm phỏng do nóng).

Hăm tã có thể gây ra mụn nếu bé có những phản ứng như gãi khi vùng da đó bị ngứa ngáy. Chính vì điều này, da bé có thể sẽ bị trầy xước, nguy cơ cao xảy ra nhiễm khuẩn hoặc có thể nhiễm nấm gây ẩm ướt.

         2. Nguyên nhân khiến bé bị hăm tã

Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị hăm tã. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu nhất là do vi khuẩn trong tã, sự hình thành vi khuẩn trên da của trẻ. Cụ thể là do ba mẹ đã để tã ẩm ướt quá lâu mà chưa kịp thay cho bé.

Viêm da do nấm cadidal

Khi trẻ phải sử dụng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài sẽ khiến cho nấm Cadinal phát triển. Tình trạng này thường xuất hiện ở những khu vực có nếp gấp lân cận khu vực sử dụng tã như: bộ phận sinh dục, nếp gấp bụng, đùi hoặc chân khiến bé quấy khóc do đau đớn. bệnh thường bắt đầu bằng các nốt đỏ nhỏ, sau đó mọc nhiều hơn và tạo ra các mảng đỏ rực lan rộng.

Viêm da ngấn tã

Khi rìa hoặc mép tã thường xuyên cọ xát khiến làn da mỏng manh của bé bị kích thích và tấy đỏ. Tình trạng xuất hiện chủ yếu ở nếp gấp của chân hoặc bụng trên và sẽ trở nên nặng hơn nếu những khu vực này ít được vệ sinh, thường xuyên bị ẩm ướt.

Viêm da dị ứng – chàm bội nhiễm

Khi bị hăm tã ở dạng này, trẻ thường xuất hiện các mảng đỏ đóng vảy trên chân và vùng háng, thậm chí còn có thể lan sang các cùng khác do di chuyển tã.

Bệnh thường có nguyên nhân là do dị ứng với hóa chất trong bột giặt và chất làm mềm vải có thể ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của bé. Một số loại xà phòng thơm và nước thơm cũng có thể gây kích thích cho da, không phù hợp với làn da bé

Viêm da quanh hậu môn

Hiện tượng hăm tã ở trẻ sơ sinh này có triệu chứng điển hình là xuất hiện các vết đỏ đổi màu từ đỏ tươi sang đỏ sẫm xung quanh hậu môn. Các chuyên gia chỉ ra rằng, hiện tượng này xảy ra phần lớn ở những bé bú bình vì khi sử dụng các loại sữa công thức, phân của trẻ sẽ chứa kiềm nhiều hơn mức bình thường.

                3. Dấu hiệu cảnh báo trẻ đang bị hăm tã

Phồng rộp do bỉm, tã là tình trạng thường gặp khi trẻ bị hăm tã khiến cho các khu vực như mông, đùi, bẹn, cơ quan sinh dục bị sưng đỏ.

  • Trẻ bị nổi mụn, phát ban tại khu vực mặc tã
  • Bộ phận sinh dục, vùng đùi trên của bé có thể bị tấy đỏ.
  • Khi bị hăm tã nặng, vùng da bị ảnh hưởng có thể bị sưng.

            

           4.Cách trị hăm tã trẻ sơ sinh

Trẻ bị hăm tã thì phải làm sao và những điều mẹ cần lưu ý

  • Do tã ướt, bẩn là nguyên nhân chính gây hăm tã, bạn nên thay tã thường xuyên cho bé.
  • Luôn rửa sạch tay trước và sau khi thay tã. Điều này sẽ giúp ngăn vi khuẩnlây lan sang bé. Thêm vào đó, cha mẹ nên vệ sinh cho bé bằng nước ấm và lau bằng bằng khăn xô sạch.
  • Nên để mông của bé khô thoáng với không khí trong một thời gian nhất định. Điều này sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu, vùng da ở mông được khô thoáng giúp các vết hăm mau lành hơn, đồng thời cũng giúp phòng tránh hăm tã trẻ sơ sinh.
  • Mặc cho bé loại quần rộng, chất liệu mỏng, dễ thấm nước.
  • Nếu trẻ thường xuyên bị hăm tã, cha mẹ nên thử đổi loại tã cho con, tốt hơn hết là chọn loại tã được thiết kế cho trẻ có da nhạy cảm.
  • Gọi cho bác sĩ nếu em bé bị sốt, mẩn đỏ nặng hơn mặc dù đã điều trị tại nhà hoặc lan ra ngoài vùng mặc tã, bỏ bú hay nôn mửa.
  • Sử dụng kem trị hăm tã cho bé đúng cách. Trong thành phần của kem không nên có chứa corticoid, paraben.

Bôi kem chống hăm cho bé

Làn da của bé lúc này đang còn rất non yếu, vì vậy, khi chọn mua các loại kem bôi da cho bé, ba mẹ cần chú ý lưu tâm đến những thành phần cần có trong kem giúp:

  • Ngăn ngừa da bị dị ứng, phát ban, hăm do mang tã, bỉm.
  • Làm mềm và làm dịu da.
  • Bảo vệ da khỏi các tác nhân kích ứng.
  • Giúp tổn thương trên da nhanh lành.
  • Ngăn ngừa hăm tã, viêm da…
  • Chiết xuất từ tự nhiên, được chứng minh là an toàn

Kem trị hăm trẻ em Baby Sebamed Diaper Rash Cream

  • Xuất xứ: từ Đức.
  • Công dụng: Baby Sebamed Diaper Rash Cream được đặc chế với công thức chứa đến 35% chất béo tự nhiên giúp dưỡng ẩm và làm dịu da cho bé, chống kích ứng da. Tăng cường đề kháng cho làn da nhạy cảm của bé. Với độ pH5.5 sản phẩm đã được kiểm nghiệm lâm sàng nhằm thúc đẩy sự phát triển của các men axit. Có khả năng tạo lớp màng bảo vệ da khỏi những tác nhân gây hại hay những chất có thể tấn công da – nguyên nhân gây viêm da,… mang đến sự yên tâm tuyệt đối cho mẹ.
  • Thành phần: được chiết xuất từ tự nhiên gồm: Squalane, hoa cúc, Titanium Dioxide, … người La Mã xưa thường sử dụng hoa cúc để làm dịu những vết thương, trầy xước trên da và thúc đẩy da nhanh lành vết thương hơn.

Những nét đặc trưng của kem chống hăm cho bé:

  • Bảo vệ bé khỏi chứng phát ban do hăm khi đóng tã, bỉm 1 cách hiệu quả.
  • Panthenol thúc đẩy quá trình làm lành da.
  • Vernik-related Squalane cung cấp lượng lipid cần thiết hỗ trợ và bảo vệ
  • Titanium Dioxide làm thành 1 hàng rào bảo vệ chống lại những chất tấn công mà có thể là nguyên nhân gây ra chứng viêm.
  • Chiết xuất Chamomile (Hoa cúc) làm dịu làn da bé
  • Được chứng nhận lâm sàng và Kiểm nghiệm da liễu theo tiêu chuẩn châu Âu.