Giỏ hàng

Cách Sử Dụng Kem Hăm Tã Đúng Chuẩn Cho Bé Yêu

Con yêu chào đời là cả quá trình chuẩn bị và chờ đợi của Cha Mẹ cùng tất cả mọi người trong gia đình Nội-Ngoại.  Mỗi bậc Cha Mẹ đều dành tất cả những gì tốt nhất cho con về mọi mặt, nhất là trong việc chăm sóc cơ thể bé yêu hàng ngày. Theo nghiên cứu của Trưởng khoa da liễu Nhi tại Đại học Toronto, Canada cho biết có đến 50% trẻ em bị hăm tã. Và các bác sĩ ở Bệnh viện Nhi Đồng 1 cũng chỉ ra rằng mỗi bé đều phải trải qua ít nhất một lần bị hăm tã trong ba năm đầu đời. Nên các Mẹ bỉm sữa phải biết cách sử dụng kem hăm tã đúng chuẩn cho bé yêu.

Cách sử dụng kem hăm tã đúng chuẩn cho bé yêu

Dấu hiệu hăm tã ở trẻ Ba Mẹ cần biết

Khi bị hăm tã trẻ thường bị nổi mẩn đỏ ở vùng quấn tã, xung quanh bộ phận sinh dục của trẻ. 

Đầu tiên vùng da quanh vùng tã sẽ đỏ lên, đỏ từ hậu môn sau lan dần ra tới mông, thậm chí cả vùng đùi. Kèm theo mùi khai của nước tiểu, nặng hơn sẽ khiến vùng da quấn tã mẩn đỏ, dày lên, loét da, chảy máu dẫn tới nhiễm khuẩn.

Bé kém ăn, ngủ ít, quấy khóc, thường xuyên bị giật mình. Trẻ bị hăm tã kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao, cân nặng, sức khỏe và sự phát triển trí não của bé. 

Đặc biệt nghiêm trọng hơn là có thể gây tổn thương bộ phận sinh dục hoặc nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Nguyên nhân gây hăm tã

Nguyên nhân dẫn đến bé bị hăm tã rất nhiều, nhưng chủ yếu là do da bé bị bí bách do dùng tã trong thời gian dài, tã không đúng size của bé, hay do chất liệu tã gây kích ứng vùng da quanh tã. Chưa kể Mẹ không kịp thay tã khi bé tè, để nước tiểu đọng lại lâu gây bí…dẫn đến hăm.

Da trẻ mỏng manh và yếu hơn làn da của người lớn, nên rất dễ nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh, nhất là bệnh hăm tã.  Da trẻ có một lớp màng acid bảo vệ da, và để lớp màng đó khỏe mạnh để giúp làn da phòng tránh bệnh thì cần độ pH5.5 để duy trì lớp màng đó. Nếu lớp màng đó bị phá vỡ da bé sẽ rất dễ bị hăm, chàm sữa, viêm da cơ địa. Việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc vệ sinh hằng ngày cho bé có độ pH quá cao sẽ gây phá vỡ lớp hàng rào bảo vệ da của trẻ, khiến các tác nhân gây bệnh về da dễ xâm nhập.

Nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ em

Cách trị hăm tã cho bé yêu đúng cách 

Vệ sinh sạch sẽ cho bé bằng cách thay tã thường xuyên (5-6 tã/ngày), để vùng hăm tã luôn luôn khô thoáng, không khí lưu thông sẽ không gây khó chịu nóng bức cho bé…

 Sử dụng các sản phẩm tắm gội cho bé được khuyên dùng từ các Bác sĩ Nhi, chuyên da về Da liễu…Sebamed là thương hiệu nhập khẩu từ 100% Đức có độ pH5.5 lí tưởng, an toàn cho làn da của bé 

Sau khi tắm bằng sữa tắm và dầu gội Sebamed có độ pH5.5 dịu nhẹ. Hãy thoa một lượng kem trị hăm tã  Sebamed pH5.5 vừa đủ vào vùng da quấn tã để bảo vệ, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào làn da mỏng manh của trẻ. 

Không quấn tã, dùng tã quá chật và lạm dụng phấn rôm để da bé luôn thông thoáng.

Vì sao nên sử dụng kem hăm tã Sebamed pH5.5 

Kem hăm tã Sebamed pH5.5

Kem trị hăm tã Sebamed pH5.5 có bảng thành phần dịu nhẹ, an toàn, có độ pH5.5 phục hồi hàng rào bảo vệ da, làm dịu cảm giác khó chịu, kích ứng mẩn đỏ. Chiết xuất từ hoa cúc giúp làm mềm và chuyên hỗ trợ điều trị hăm tã, chàm da. Mẹ nên dùng cho bé kể cả khi chưa bị bệnh vì Kem hăm tã Sebamed còn giúp phòng ngừa các vấn đề khác về da cho bé. Sebamed là thương hiệu đến từ Đức nổi tiếng cho da bé được Bệnh viện phụ sản Trung Ương, bệnh viện Trung Ương Huế, bệnh viện da liễu Trung Ương khuyên dùng cho các bệnh về da.