Giỏ hàng

Bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh

Một số bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh thường làm mẹ lo lắng, đứng ngồi không yên. Hầu hết các bệnh này đều khá phổ biến và tự hết mà không cần điều trị. Để an tâm hơn, mẹ nên bỏ túi những thông tin cơ bản sau về làn da của bé yêu.

 1/ Bệnh ngoài da lành tính ở trẻ sơ sinh

-Mụn đỏ: Thường xuất hiện ở da mặt khi bé được 2-3 tuần tuổi và biến mất khoảng vài tuần sau đó.

-Lạnh, ẩm, lốm đốm: Là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh, nó bao gồm các khu vực xen kẽ của các mạch máu giãn ra và hẹo, mang đến cho làn da màu sắc như cẩm thạch đỏ và trắng. Thường chỉ xuất hiện khi bé bị lạnh.

-Ban đỏ: Các nốt phát ban với phần trung tâm vàng hoặc trắng, xung quanh đỏ, thường xuất hiện ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể bé. Thông thường, khi mới sinh hoặc trong vòng 2-3 tuần lễ đầu tiên, da bé sẽ nổi ban đỏ. Chúng tự lành trong vài giờ, hoặc 8-10 ngày sau đó.

-Mụn đầu trắng: Với các bé sinh cận ngày dự sinh hoặc trễ hơn thường xuất hiện mụn đầu trắng trên mũi. Mẹ yên tâm, loại mụn này sẽ tự động biến mất sau vài tuần.

-Bớt sắc tố (bớt Mông Cổ): Đây là vùng da màu xanh xám thường xuất hiện ở khu vực gần mông trẻ, thường xuất hiện lúc sinh hoặc trong những tuần đầu tiên. Vết bớt này có thể nhạt dần khi bé 2 tuổi và biến mất khi bé 5 tuổi.

-Vernix: Chất bã màu trắng bao phủ và bảo vệ làn da bé trong bụng mẹ vẫn có thể lưu lại trên da bé sau khi bé chào đời. Nó vô hại và có thể lau sạch. Mẹ cứ để nó bong tróc tự nhiên và đừng tác động, vì như vậy có thể khiến da bé chảy máu.

2/ Chăm sóc rốn bé

Sau khi bé được đưa về nhà, khoảng 1-3 tuần sau, dây rốn của bé sẽ rụng ra. Cho đến thời điểm đó, mẹ nên giữ rốn bé sạch sẽ và khô ráo. Ngoài dung dịch sát trùng, mẹ có thể dụng nước ấm để vệ sinh vùng rốn của bé. Liên lạc ngay với bác sĩ nếu bé bị sốt (38 độ C hoặc cao hơn). Ngoài ra, mẹ cũng không nên chủ quan khi vùng rốn bé có những biểu hiện sau:

-Sưng tấy và đỏ lên.

-Chảy mủ màu vàng.

-Ra nước và có mùi hôi.

-Chảy máu.

Bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh

Một số bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh thường làm mẹ lo lắng, đứng ngồi không yên. Hầu hết các bệnh này đều khá phổ biến và tự hết mà không cần điều trị. Để an tâm hơn, mẹ nên bỏ túi những thông tin cơ bản sau về làn da của bé yêu.

 

3/ Tắm bé đúng cách

Mẹ không cần thiết phải tắm cho bé mỗi ngày, thay vào đó chỉ cần lau người bé sơ qua bằng khăn thấm nước ấm. Mặt, tay và bộ phận sinh dục là vị trí mẹ nên thường xuyên vệ sinh cho bé. Không nhất thiết phải sử dụng xà phòng hay sữa tắm, vì rất dễ gây kích ứng da bé.

Mẹ nên chọn sữa tắm thân thiện với làn da bé

Tắm bé trong căn phòng ấm áp, để bé thực sự cảm thấy thoải mái khi chạm vào. Trang bị đầy đủ vật dụng tắm xung quanh, để không phải chạy quanh mỗi khi bé tắm, gây nhiều nguy cơ gặp rủi ro. Ngoài ra, mẹ nên để ý:

-Không đeo vòng tay khi tắm cho bé, vì nó có thể làm xước da con.

-Thao tác giữ bé khi tắm phải đúng cách, một tay luôn giữ đầu và cổ bé.

-Dùng khăn mềm thấm nước lau mặt, mắt, tai, miệng và khuôn mặt của bé trước tiên.

-Lau bộ phận sinh dục của bé từ trước ra sau nhẹ nhàng.

-Với bé trai, không kéo bao quy đầu, rửa hết sức nhẹ nhàng.

-Không dùng bông ngoáy tai để làm sạch tai hay mũi bé, chỉ cần làm sạch vùng da ngoài.

-Lau người bé bằng khăn khô mềm.

4/ Chứng hăm tã ở trẻ sơ sinh

Khi tã ướt hoặc bẩn để quá lâu, vùng da quanh bộ phận sinh dục và mông bé thường nổi mẩn đỏ. Nghiêm trọng hơn, hăm tã sẽ dần đến bệnh nấm mem candida, nhiễm trùng da. Cách tốt nhất để ngăn ngừa hăm tã là mẹ nên thường xuyên thay tã cho bé, đặc biệt khi bé bị tiêu chảy.

Hăm tã, hãy tránh xa!Hăm tã là chứng viêm da thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên, nhiều mẹ vẫn chưa thật sự quan tâm đến “kẻ quấy rối: đáng ghét này. Nếu thấy da của trẻ tại vùng tiếp xúc với tã hơi đỏ, hoặc nặng hơn, bị nứt nẻ, đóng vẩy và có thể dẫn tới mưng mủ, bạn hãy nghĩ tới trường hợp trẻ đã bị hăm tã. Đừng để…

Khi thay tã, mẹ nên rửa mông bé với xà bông cho em bé và nước ấm. Mẹ có thể ngâm mông bé một lúc vào chậu nước ấm khoảng 30-60 giây. Dùng thuốc mỡ thoa vào vùng da bị hăm, nếu cần lấy thêm kem, dùng ngón tay khác thay vì ngón cũ. Thường xuyên để da bé thông thoáng, thay vì bịt kín tã cả ngày.

5/ Viêm da tiết bã

Viêm da tiết bã là một rối loạn da phổ biến chủ yếu ảnh hưởng tới da đầu, gây ra vảy, ngứa, da đỏ và gàu. Đối với trẻ sơ sinh, viêm da tiết bã của da đầu được biết đến như cradle cap. Viêm da tiết bã cũng có thể ảnh hưởng đến mặt, ngực, lưng và các khu vực có dầu khác của cơ thể.

Viêm da tiết bã chỉ ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ là chính

Viêm da tiết bã không có hại, nhưng nó có thể khó chịu và khó coi. Có thể điều trị viêm da tiết bã bằng cách công nhận các dấu hiệu và triệu chứng của nó và bằng cách sử dụng một sự kết hợp của các bước tự chăm sóc và thuốc không cần toa.

Để trị chứng viêm da trên đầu bé, mẹ nên gội đầu bé với dầu gội lành tính, sau khi lau khô, dùng lược chải nhẹ nhàng. Không gội đầu quá nhiều vì nó có thể làm da đầu bé bị khô. Dùng dầu em bé thoa lên da đầu để làm mềm các vảy. Về các loại thuốc mỡ, mẹ nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ nhi khoa. Bệnh sẽ được cải thiện khi trẻ lên 4 tháng tuổi.

6/ Eczema ở trẻ sơ sinh

Phát ban eczema thường xuất hiện trên trán, má hoặc da đầu bé với những mảng da khô, dày, bóc vảy hoặc mụn đỏ, nhỏ. Nó có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thế bé.

Khi phát hiện bé có dấu hiệu nhiễm nấm eczema, mẹ nên năng tắm nước ấm hằng ngày cho bé. Sau khi tắm, thoa lotion dưỡng ẩm, không mùi, dịu nhẹ với làn da bé. Chọn trang phục với chất liệu mềm, thoáng mát.

7/ Viêm da tiếp xúc

Khi bé tiếp xúc với những thứ lạ, làn da bé rất dễ bị kích ứng và phát ban. Điều trị bệnh cũng tương tự như eczema, nhưng trước hết mẹ nên tìm ra nguyên nhân khiến da bé bị ứng để hạn chế và phòng ngừa.

8/ Nhiệt phát ban, rôm sảy

Khi trời nắng nóng, da trẻ sơ sinh thường xuất hiện rôm sảy. Ở trẻ sơ sinh, phát ban là chủ yếu được tìm thấy trên cổ, vai và ngực, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở nách, khuỷu tay và nếp nhăn bẹn.

Nhiệt phát ban thường lành và tự hết, và không cần chăm sóc y tế. Mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ nếu có các triệu chứng kéo dài hơn một vài ngày, phát ban có vẻ nặng thêm, hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng như:

-Tăng đau, sưng, tấy đỏ hoặc hơi ấm xung quanh khu vực bị ảnh hưởng.

-Mủ chảy từ các tổn thương.

-Sưng hạch bạch huyết ở cổ, nách hoặc háng.

-Sốt hoặc ớn lạnh.