Những điều cần biết về nhiễm khuẩn, viêm âm đạo
Nhiễm khuẩn âm đạo khá phổ biến ở phụ nữ độ tuổi từ 15 đến 44, là tác nhân gây các bệnh phụ khoa như ngứa vùng kín, viêm âm đạo.
Tình trạng nhiễm khuẩn âm đạo xuất phát từ việc mất cân bằng độ pH vùng kín. Dưới đây là những điều cần biết để bảo vệ sức khỏe âm đạo.
Vì sao cần cân bằng pH vùng kín
Âm đạo khỏe mạnh phải cân bằng các loại vi khuẩn. Theo các bác sĩ, vi khuẩn có lợi giữ cho âm đạo có tính axit nhẹ, từ đó ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại. Theo đó, độ pH lý tưởng cho môi trường axit này là pH3.8-pH4.5.
Tuy nhiên, đôi khi vi khuẩn có hại cũng có thể tấn công, áp đảo vi khuẩn có lợi trong môi trường này, dẫn đến nhiễm khuẩn âm đạo. Lúc này pH vùng kín bị mất cân bằng, có thể lên đến pH6). Do đó, cân bằng pH âm đạo rất quan trọng.
sebamed-nhiễm khuẩn âm đạo
Ai cũng có thể bị nhiễm khuẩn âm đạo
Theo thống kế từ Bộ y tế Mỹ, có khoảng 21,1 triệu người Mỹ trong độ tuổi 15-44 bị nhiễm khuẩn âm đạo, chiếm khoảng 29% phụ nữ nước này. Ai cũng có thể mắc bệnh lý này, nhưng lý do gây viêm nhiễm là thụt rửa âm đạo, dùng dung dịch vệ sinh không phù hợp, quan hệ với người mới hoặc có nhiều bạn tình.
Nguy cơ nếu không chữa trị sớm
Chẩn đoán chính xác rất quan trọng. Nếu không chữa trị, nhiễm khuẩn âm đạo có thể tăng nguy cơ bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) như HIV. Phụ nữ mang thai có thể đối mặt nhiều vấn đề hơn như sinh non (sớm) hoặc con chào đời nhẹ cân.
Dấu hiệu nhận biết
Nhiều phụ nữ bị nhiễm khuẩn âm đạo không có triệu chứng. Tuy nhiên, một vài trường hợp có thể xuất hiện tình trạng như: ngứa quanh vùng ngoài vùng kín; dịch tiết bất thường và âm đạo có mùi tanh.
Nên chủ động xét nghiệm, điều trị
Tự đoán bệnh và trị liệu bằng các sản phẩm không kê đơn có thể tiện lợi, nhưng dễ sai lầm. Chỉ các bệnh viện hoặc phòng khám phụ khoa mới có thể chẩn đoán chính xác. Các bác sĩ sẽ kiểm tra và lấy mẫu dịch tiết âm đạo. Sau đó soi mẫu dưới kính hiển vi tại văn phòng hoặc gửi đến phòng thí nghiệm.
Những việc cần làm giúp âm đạo khỏe mạnh
Âm đạo có khả năng tự làm sạch với dịch tiết tự nhiên. Chị em nên vệ sinh vùng kín thường xuyên và ăn uống lành mạnh. Bên cạnh đó, lưu ý những vấn đề sau:
Không thụt rửa: cách thức này làm mất độ cân bằng pH tự nhiên, dễ gây nhiễm trùng âm đạo.
Chú trọng sạch sẽ: nên vệ sinh các vùng quanh âm đạo bằng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, không mùi. Lau âm đạo và hậu môn từ trước ra sau để tránh lây lan vi khuẩn.
Dung dịch vệ sinh phụ nữ Sebamed pH 5.5 có thể giúp chị em thoải mái ngày dài.
Chủ động thăm khám: nếu có các triệu chứng như khí hư, ngứa… chị em nên đến các phòng khám phụ khoa để hiểu rõ bệnh lý (nhiễm khuẩn âm đạo, nhiễm trùng nấm men hoặc STI). Các bác sĩ chuyên môn ở bệnh viện và phòng khám lớn có thể chẩn đoán chính xác.
Tham vấn Y khoa: Bs.Phạm Thị Ngọc Hạnh Sebamed pH3.8 được sản xuất bởi tập đoàn Dược phẩm Sebapharma (Đức) theo tiêu chuẩn châu Âu, không xà phòng và kiềm, không gây khô khi sử dụng hàng ngày. Thuộc tính kháng khuẩn của alpha Bisabolol kết hợp với thành phần hoạt tính từ cây lô hội, hoa cúc… cung cấp độ ẩm, mang lại cảm giác dễ chịu. Hỗ trợ trị viêm âm hộ, viêm âm đạo, ngứa, huyết trắng, mùi hôi… và thích hợp sử dụng trong kỳ kinh nguyệt, mang thai, sau sinh hoặc tuổi dậy thì. Sản phẩm được kiểm nghiệm lâm sàng tại bệnh viện phụ sản lớn ở Đức.