DA NHẠY CẢM VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT!
Trong các loại da, da nhạy cảm có thể xem là một trong những loại da khó chiều nhất, làn da này dễ dàng bị tác động, khiến làn da luôn phải đối mặt với các nguy cơ kích ứng da thường xuyên. Làn da có thể trở nên nhạy cảm bởi nhiều lý do, ở mọi thời điểm trong cuộc đời, từ khi còn nhỏ cho đến khi lớn tuổi. Chúng xảy ra khi hàng rào chức năng bảo vệ da bị suy yếu, gây nên tình trạng da dễ bị xâm nhập bởi các nhân tố bên ngoài, như vi khuẩn, các chất hóa học, các chất gây dị ứng và các chất khác. Các triệu chứng có thể xuất hiện ở mặt, cơ thể và da đầu, bao gồm các vết mẩn đỏ, vảy và sưng phồng. Chúng có thể bị ngứa mỗi ngày và có thể dẫn đến sự khó chịu cơ thể dữ dội. Làn da nhạy cảm thường phản ứng theo cách không thể đoán trước được và thường xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể.
Hiểu về tầm quan trọng của sự phòng thủ tự nhiên của da, và các nhân tố làm chúng yếu đi, để ta có thể hiểu được ‘những điều mà da muốn nói’. Sự hoạt động theo cách không thể đoán trước được của da nhạy cảm có nghĩa là trong nhiều trường hợp, giải pháp hiệu quả nhất là ngăn ngừa thay vì chữa trị. Do đó, mục đích là kiểm soát và hạn chế đến mức tối đa các nguyên nhân và các yếu tố kích thích làm da trở nên nhạy cảm.
Làn da nhạy cảm là gì và làm thế nào để nhận biết?
Làn da có một hàng rào bảo vệ tự nhiên, ngăn vi khuẩn và các chất có hại không xâm nhập vào cơ thể đồng thời hạn chế cơ thể khỏi mất nước. Quá trình này giữ cho da khỏe mạnh và đủ độ ẩm, duy trì độ đàn hồi và săn chắc của da.
Tuy nhiên, các nhân tố bên ngoài như khí hậu và các nhân tố bên trong như căng thẳng có thể ảnh hưởng đến quá trình này, làm suy yếu sự phòng thủ tự nhiên của da và làm da trở nên xù xì và khô ráp. Các nhân tố kích thích có thể làm trầm trọng thêm tình trạng của da, khiến da bị viêm.
Những dấu hiệu nhận biết da nhạy cảm như:
– Da mỏng và thường bị bong tróc vào mùa đông.
– Làn da hay xuất hiện những đường mạch máu nhỏ, mờ bên dưới da..
– Da thường hay bị ứng đỏ khi chà xát mạnh hoặc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian ngắn.
– Da rất kén mỹ phẩm, và chỉ thích hợp với một số loại mỹ phẩm nhất định. Khi dùng mỹ phẩm lạ sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu.
– Rất dễ bắt nắng và dễ dàng bị nóng rát khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài.
Các nguyên nhân gây nên làn da nhạy cảm
Da tự bảo vệ nó như thế nào ?
Lớp trên cùng của biểu bì là lớp sừng (stratum corneum), tạo thành hàng rào của da ngăn cản với thế giới bên ngoài. Chúng ngăn chặn sự xâm nhập của các vi sinh vật và các chất như chất hóa học và chất gây dị ứng. Chúng cũng hạn chế đến mức tối thiểu sự mất nước giữa các biểu bì (TEWL), bảo vệ cơ thể khỏi sự mất nước.
Lớp sừng vững chắc và màng hydrolipid kiên cố kết hợp để giới hạn sự xâm nhập của các chất gây hại và mất nước quá mức
Lớp sừng giống như một bức tường, được xây dựng bằng ‘gạch’ hay các tế bào của da, cung cấp các lipids biểu bì vững chắc, ‘to lớn’- tạo thành một sự cố kết vững chắc và có thể thấm được. Trên bề mặt của chúng là lớp màng hydrolipid, như một lớp axit che phủ bảo vệ. Lớp nhũ tương (hydro) này và chất béo (lipo) có độ pH bằng 5, có tính axit nhẹ:
- Duy trì sự khỏe mạnh của da và quá trình tróc da chết (hay sự tróc da), là phần rất quan trọng trong việc làm mới làn da.
- Và trung hòa các chất có tính kiềm như xà phòng hay các chất có hoạt tính bề mặt.
Các enzim của da kích hoạt sự phòng thủ tự nhiên của da. Chúng có nhiệm vụ duy trì hàng rào chức năng quan trọng, điều chỉnh độ ẩm cân bằng và thúc đẩy quá trình tái tạo da. Nếu hoạt động của các enzim bị sụt giảm hoặc kiềm chế, sự phòng thủ của da sẽ bị yếu đi, dẫn đến không những lượng nước mất đi thông qua biểu bì tăng lên mà các chất kích thích còn có thể xâm nhập. Các chất kích thích như là xà phòng có thể làm tình trạng của da yếu đi thông qua tác động kiềm hóa của chúng, làm da không những dễ bị viêm mà còn bị nhiễm trùng do vi khuẩn, vi rút và nấm.
Các nguyên nhân bên trong khiến da trở nên nhạy cảm
- Làn da trẻ sơ sinh mỏng hơn và hàng rào bảo vệ da thì bị hạn chế hơn của người lớn, làm làn da trở nên nhạy cảm hơn đối với các ảnh hưởng của chất hóa học, vật lý và vi khuẩn.
- Ngược lại, vì da già đi, toàn bộ các chất cấu thành da, chức năng của màng hydrolipid và các màng axit bảo vệ bị giảm sút, dẫn đến mất cân bằng pH và gia tăng sự mất nước. Điều này có thể dẫn đến việc da bị lão hóa trở nên nhạy cảm với các sản phẩm có tính kiềm cao như xà phòng.
Các nguyên nhân bên trong khiến da nhạy cảm
- Mất cân bằng hooc môn, kết quả của sự căng thẳng hay quá trình mang thai, kinh nguyệt, dậy thì hay mãn kinh, có thể làm giảm tính hiệu quả của hàng rào chức năng của da.
- Một số người có thể phải chịu đựng làn da nhạy cảm và kích ứng, cụ thể như những người có làn da khô hay da bị tổn thương, bị bệnh Atopic Dermatitis, mụn và trứng cá đỏ. Các trường hợp trên đều có thể là phản ứng lại với các chất kích thích như nước hoa và chất tạo màu.
- Dị ứng với các loại thức ăn như đường, bơ sữa, chất phụ gia và trứng nhưng không được chẩn đoán và không được điều trị có thể dẫn đến da bị viêm và phát ban.
- Đổ mồ hôi quá nhiều hoặc thiếu nước cũng có thể làm da bị khô.
- Các yếu tố chủ yếu cũng ảnh hưởng đến tính nhạy cảm và bao gồm yếu tố di truyền, tuổi tác, giới tính, phong cách sống, và tiền sử bệnh chàm.
Các nguyên nhân bên ngoài làm da trở nên nhạy cảm
- Sự thay đổi thời tiết và theo mùa, theo nhiệt độ có thể làm tăng tính nhạy cảm của da. Ở thời tiết lạnh, các tuyến hoạt động bên trong da giảm tiết các chất cần thiết để duy trì màng axit bảo vệ, dẫn tới da bị khô. Máy sưởi và máy điều hòa cũng có thể gây ra tình trạng này. Ở thời tiết nóng, da sản sinh nhiều mồ hôi sẽ khiến da bị khô. Ngoài ra da dễ trở nên nhạy cảm khi đối mặt với tình trạng ô nhiễm nặng như khói bụi, mưa, gió, tuyết và đặc biệt là ánh nắng mặt trời.
Các nguyên nhân bên ngoài khiến da nhạy cảm
- Sử dụng nhiều xà phòng và các chất tẩy rửa với những chất có hoạt tính bề mặt có thể gây tổn thương đáng kể đến bề mặt của da, loại bỏ các lipids bảo vệ da và gây ra sự mất cân bằng độ pH tự nhiên của da.
- Một số các phương pháp điều trị y học như là chữa bệnh bằng tia X và các loại dược phẩm nhất định cũng làm da nhạy cảm tạm thời. Hiện tượng này sẽ hết khi kết thúc điều trị.
Sự nhạy cảm trên da có thể được gây bởi sự phản ứng đối với một số thành phần hoặc sản phẩm. Sự nhạy cảm biểu hiện khác nhau ở các giai đoạn khác nhau, điều này có nghĩa rằng bạn có thể sẽ dị ứng với một số thành phần mặc dầu trước đó bạn không hề bị. Tốt nhất khi bị dị ứng, hoặc các vấn đề liên quan đến da nhạy cảm bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để có lời khuyên tốt nhất.
Chăm sóc da nhạy cảm
Làm da nhạy cảm rất dễ xảy ra bất kì kích ứng nếu không được chăm sóc cẩn thận. Vì thế cần hết sức lưu ý những nguyên tắc sau đây khi chọn lựa mỹ phẩm cũng như giữ gìn làn da luôn ở trạng thái tốt nhất mỗi ngày:
– Phương pháp chăm sóc da nhạy cảm phù hợp
- Khi rửa mặt không nên chà xát quá mạnh sẽ khiến da bị tác động, dễ bong lớp biểu bì bảo vệ da trên cùng, khiến da ngày càng mỏng.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên để tái tạo làn da khỏe mạnh.
- Dùng kem chống nắng trước khi ra ngoài trước 30 phút để bảo vệ làn da khỏi tia tử ngoại.
- Áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học, nhiều chất xơ và cung cấp đủ các loại vitamin, axit béo, kẽm, chất chống oxy hóa… để làn da luôn được cung cấp dưỡng chất, khỏe mạnh hơn.
Chọn những loại sản phẩm dành riêng cho da nhạy cảm và nghiên cứu kỹ sản phẩm trước khi dùng
– Lưu ý những chất dễ gây dị ứng nhiều nhất như
- Nickel (xuất hiện nhiều ở đồ trang sức mỹ kim, khuy áo).
- Neomycin (kháng sinh có chứa trong thuốc mỡ trị phỏng da).
- Formaldehyde (được sử dụng làm chất bảo quản trong các sản phẩm chăm sóc da).
- Tinh chất nước hoa (chứa trong mỹ phẩm).
– Nghiên cứu kỹ sản phẩm trước khi dùng
Khi nhận biết được loại da nhạy cảm của mình, hãy luôn kiểm tra khả năng thích ứng của da trước khi sử dụng lên toàn bộ vùng mặt và tay chân. Bạn có thể cho 1 lượng nhỏ sản phẩm vào khu vực cổ tay và kiểm tra trong vòng 24 giờ tiếp theo, nếu thấy ổn định thì có nghĩa làn da nhạy cảm của bạn phù hợp với loại sản phẩm này.
– Chọn những loại sản phẩm dành riêng cho da nhạy cảm và nghiên cứu kỹ sản phẩm trước khi dùng
Khi nhận biết được loại da nhạy cảm của mình, hãy luôn kiểm tra khả năng thích ứng của da trước khi sử dụng lên toàn bộ vùng mặt và tay chân. Bạn có thể cho 1 lượng nhỏ sản phẩm vào khu vực cổ tay và kiểm tra trong vòng 24 giờ tiếp theo, nếu thấy ổn định thì có nghĩa làn da nhạy cảm của bạn phù hợp với loại sản phẩm này.
Làn da nhạy cảm rất dễ bị nổi mụn, vì vậy, tốt nhất là bạn chỉ nên sử dụng những sản phẩm chăm sóc da hàng ngày đơn giản như sữa rửa mặt dịu nhẹ dành cho da nhạy cảm. Chọn các sản phẩm mà trên tem nhãn có ghi rõ “for sentitive skin” “dành cho da nhạy cảm” thì khả năng phù hợp và an toàn cho da là rất cao.
Chẳng hạn như sản phẩm SỮA RỬA MẶT VÀ TẮM TOÀN THÂN CHO DA NHẠY CẢM SEBAMED
Sản phẩm có xuất xứ từ Đức và có độ pH5.5 chuyên chăm sóc cho da nhạy cảm và các bệnh lý về da như chàm, nó có tác dụng làm sạch; cân bằng pH. Bảo vệ lớp màng acid của da làm tăng khả năng tự bảo vệ của da. Đây là một sản phẩm chuyên biệt và đầu tiên được cả hai Chứng nhận Da Liễu và Kiểm nghiệm lâm sàng, rất được các Bác sĩ da liễu thế giới khuyên dùng. Tìm hiểu thêm về sản phẩm, bạn có thể tham khảo tại đây.
Sản phẩm được sản xuất tại Đức, có chứng nhận Da liễu và Kiểm nghiệm lâm sàng
Đặc tính sản phẩm:
- Không chứa xà phòng và alkali
- Là sữa rửa mặt và sữa tắm.
- Không chứa xà phòng, chứa pH 5.5 giúp duy trì và cân bằng độ ẩm tự nhiên của da.
- Được kiểm nghiệm da liễu và chứng nhận lâm sàng sữa rửa mặt hỗ trợ cho da bị viêm, bị mụn, bệnh chàm, bệnh vảy nến, viêm da tiếp xúc, các bệnh nấm da.
- Rửa sạch sâu lỗ chân lông.
- Cung cấp chất dưỡng ẩm tự nhiên, Allantoin và Pentavitin giúp da mềm mượt và mịn màng.
- Panthenol giúp tái tạo sinh da mới nhanh hơn.