Giỏ hàng

BỆNH CHÀM LÀ GÌ ?

Bạn đang tìm một câu trả lời cho câu hỏi bệnh chàm là gì?

Bỗng dưng một một ngày bạn cảm thấy trên da xuất hiện các mảng đỏ ngứa, đỏ trên má, cằm, hoặc ngực của. Bạn cảm thấy tình trạng này khá quen thuộc hoặc chính bản thân bạn đã hoặc đang gặp phải tình trạng tương tự trên cổ, khuỷu tay bên trong hoặc phía sau đầu gối.

Nếu gặp phải tình trạng đó hãy nhanh chân đến gặp bác sĩ , chắc chắn họ sẽ hỏi về lịch sử gia đình và các loại sản phẩm bạn đang sử dụng trên da và trong sinh hoạt hàng ngày. Sau đó, bác sĩ sẽ cho bạn biết ràng bạn rằng đó là bệnh chàm da hay còn gọi là bệnh Eczema. Vậy bệnh chàm chính xác là gì? Ai mắc bệnh chàm và tại sao? Và bạn nên làm gì khi bạn hoặc con của bạn đã bị tình trạng chàm? Tin vui cho các bạn vì bài viết này sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi trên

Phân loại bệnh chàm

Chàm là tên của một loại bệnh làm cho da bị đỏ, ngứa và viêm. Bệnh chàm hiện nay rất phổ biến, tuy nhiên nếu biết cách vệ sinh và sinh hoạt sao cho hợp lý thì vẫn có thể phòng ngừa được.  Từ “chàm – eczema” có nguồn gốc từ một từ tiếng Hy Lạp, mô tả hiện tượng các mảng đỏ, viêm, ngứa. Bệnh chàm có thể dao động từ mức nhẹ, trung bình đến nặng. Đa phần bệnh chàm ở trẻ sơ sinh và trẻ em thường xuất hiện trên mặt (đặc biệt là má và cằm), nhưng nó có thể lan rộng ở bất cứ đâu trên cơ thể và các triệu chứng có thể khác nhau giữa trẻ sơ sinh và trẻ em. Thông thường, chàm sẽ biến mất khi trẻ lớn lên, mặc dù một số trẻ em sẽ tiếp tục bị tái phát ở tuổi trưởng thành. Người lớn cũng có thể phát bệnh chàm.

http://www.sebamed.com.vn/wp-content/uploads/B%E1%BB%87nh-ch%C3%A0m-b%E1%BB%87nh-eczema-b%C3%B9ng-ph%C3%A1t-th%C6%B0%E1%BB%9Dng-xu%E1%BA%A5t-hi%E1%BB%87n-sau-g%E1%BB%91i-7.jpg

Bệnh chàm (bệnh eczema) bùng phát thường xuất hiện sau gối

Có rất nhiều thể khác nhau của bệnh chàm bao gồm:

  • Viêm da dị ứng (viêm da cơ địa): phản ứng viêm xảy ra tại vùng da có tiếp xúc với một chất mà hệ thống miễn dịch nhận ra nó như một tác nhân lạ.
  • Viêm da tiếp xúc: phản ứng cục bộ tại vùng da đã tiếp xúc với những chất có nguy cơ gây dị ứng.
  • Tổ đỉa: thường gặp ở lòng bàn tay và lòng bàn chân, đặc trưng bởi mụn nước và những nốt rộp da.
  • Viêm da thần kinh: vùng da bị viêm xuất hiện các mảng lớn bị liken hóa, có vảy, dày, thường thấy trên đầu, cánh tay, cổ tay, cẳng chân.
  • Viêm da thể đồng tiền: xuất hiện các đốm tròn như hình đồng xu trên da, đóng vảy cứng và ngứa.
  • Viêm da tiết bã: các mảng vảy thường có màu vàng của da, nhiều dầu, thường là trên da dầu và khuôn mặt.
  • Viêm da ứ đọng: còn được gọi là viêm da ứ đọng tĩnh mạch, thường xảy ra khi có một vấn đề với lưu lượng máu trong tĩnh mạch làm tăng áp lực (thường ở cẳng chân). Áp lực này có thể làm cho chất lỏng rò rỉ ra các tĩnh mạch và vào da, dẫn đến viêm da ứ đọng.

Nguyên nhân gây bệnh chàm

Bệnh chàm phát sinh do hai yếu tố : cơ địa và dị ứng nguyên.

1. Cơ địa .

Có thể có tính chất gia đình, di truyền, tiền sử trong gia đình bệnh nhân có thể có người bị chàm, hen suyển. Có nhiều công trình mới đã chứng tỏ cơ địa là những biến đổi sinh vật, chuyển hóa các chất do rối loạn chức năng nội tạng, nội tiết, thần kinh (về cận lâm sàng sẽ thấy CTM : tăng bạch cầu ái toan và đơn nhân).

Các tác nhân kích thích bên trong, kèm theo có thể bị viêm xoang, xơ gan, viêm đại tràng, viêm tai xương chũm, các bệnh về thận…

Có thuyết cho rằng do rối loạn thần kinh vận mạch, rối loạn chức năng thận, tiêu hóa nhưng chưa được chứng minh.

2. Dị ứng nguyên :

– Các thuốc hay gây phản ứng : lưu huỳnh, thủy ngân, thuốc tê, sunfamid, chlorocit, penicillin, streptomycin.

– Hóa chất gây bệnh do nghề nghiệp : xi măng, thuốc nhuộm, nguyên liệu làm cao su, – sơn xe, dầu mỡ, than đá, phân hóa học, thuốc sâu, acit, kiềm,…

– Các sản phẩm vi sinh có cơ chế dị ứng : vi khuẩn, nấm, siêu vi.

– Yếu tố vật lý : ánh sáng, độ ẩm, sự cọ sát, gãi và các tổn thương khác.

– Quần áo, đồ dùng, giày dép cao su, nylon, khăn len, bút máy, phấn sáp, kem bôi   mặt, thuốc nhuộm tóc.

– Một số cây : sơn, cúc tần, rau đay, tía tô dại, cỏ hoang.

– Thức ăn : đặc biệt là các loài tôm, cua, nhộng.

Phân tích căn nguyên đi kèm với việc phát sinh ra bệnh chàm thì thấy ngoài một số yếu tố ngoại lai ra, nhiều bệnh nhân có tình trạng cấp tính hay mạn tính, xúc cảm mạnh, chấn thương tinh thần, mâu thuẫn trong gia đình hay trong xã hội gây ra những điều kiện thuận tiện dễ sinh ra bệnh chàm.

Bệnh chàm có lây nhiễm không?

Bệnh chàm không lây. Bạn không thể mắc bệnh từ người khác. Mặc dù nguyên nhân chính xác của bệnh chàm chưa được biết đến, các nhà nghiên cứu cho rằng những người mắc bệnh chàm vì sự kết hợp của các gen và các tác nhân kích thích từ môi trường. Khi chất kích thích hoặc chất gây dị ứng “bật” hệ thống miễn dịch, các tế bào da không hoạt động vì chúng sẽ gây ra một sự bùng phát chàm trên da.

Cách điều trị bệnh chàm là gì?

Hiện tại vẫn chưa có phương pháp điều trị riêng biệt cho bệnh chàm, tuy nhiên vẫn có cách phòng ngừa và chữa lành làn da khi mắc bệnh. Tùy thuộc vào độ tuổi và độ trầm trọng của tình trạng chàm trên da của bệnh nhân mà áp dụng từng phương pháp khác nhau, các phương pháp điều trị bao gồm các phương pháp điều trị không cần kê toa (OTC), thuốc dùng theo toa, xạ trị, thuốc ức chế miễn dịch và thuốc sinh học. Nhiều người bị chứng chàm cũng đã thành công với các phương pháp điều trị tự nhiên và thay thế cụ thể.

Đối với hầu hết các loại bệnh chàm, cần phải nắm những điều cơ bản sau:

  • Biết các yếu tố gây kích ứng để phòng tránh
  • Thường xuyên làm sạch và giữ ẩm da
  • Sử dụng OTC và thuốc theo toa liên tục và theo quy định

Các triệu chứng của bệnh chàm là gì?

Bệnh chàm thường xuất hiện những triệu chứng khác nhau tùy theo từng đối tượng khác nhau. Tình trạng chàm trên da của bạn có thể không giống với người khác cùng độ tuổi và đặc biệt khác với trẻ em. Nó sẽ phát tán ở các khu vực khác nhau trên cơ thể vào những thời điểm khác nhau. Điểm đầu tiên để nhận biết nhất đó là chàm thường gây ra cảm giác ngứa. Đối với từng người khác nhau, ngứa thường ở tình trạng nhẹ, hoặc vừa phải. Nhưng trong một số trường hợp nó có thể trở nên tồi tệ hơn nhiều và chúng có thể gây ra viêm da. Tình trạng gãi cho ngứa sẽ khiến cho vết thương bị xước và chảy máu, điều này sẽ khiến cho tình trạng chàm tệ hơn gây ra nhiễm khuẩn da. Đây được gọi là “chu kỳ ngứa.”
Những dấu hiệu bạn có thể nhận thấy: Da khô, nhạy cảm, da đỏ, viêm ngứa và rất ngứa, các mảng da màu sẫm hơn, da thô, da rám nắng hoặc vảy da, vùng da bị sung. Hoặc nó sẽ xuất hiện đồng thời tất cả các triệu chứng này hoặc chỉ một vài dấu hiệu. Nhưng cách duy nhất để biết bạn có bị chàm hay không đó là đến gặp bác sĩ để họ có thể xem và chẩn đoán làn da của bạn cụ thể hơn.

http://www.sebamed.com.vn/wp-content/uploads/B%E1%BB%87nh-ch%C3%A0m-da-b%E1%BB%87nh-eczema-th%C6%B0%E1%BB%9Dng-b%E1%BB%8B-ng%E1%BB%A9a-4.jpg

Bệnh chàm (bệnh eczema) thường bị ngứa

  •